Kĩ Thuật Hút Đàm Mũi Miệng Tại Nhà
18 Tháng 08 2021
Sống Khoẻ
I. Mục tiêu:
- Biết và hiểu rõ mục đích hút đàm
- Chuẩn bị một bộ dụng cụ hút đàm
- Kĩ thuật hút đàm mũi miệng
- Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy hút đàm
- Tai biến khi hút đàm mũi miệng
II. Mục đích hút đàm mũi miệng:
- Hút đàm nhớt, chất nôn ói ra khỏi mũi miệng của bệnh nhân
- Đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn (nghẹt đàm, khó thở, viêm phổi)
- Chỉ định:
- Ứ đọng nhiều đàm nhớt không khạc ra được (ho đàm đặc, trào đàm, tiếng thở rồ rồ)
- Nghẹt đàm
- Nôn ói
- Hôn mê phải đi bệnh viện ngay
- Thận trọng một số đối tượng kèm:
- Cao áp phổi
- Rối loạn đông máu
- Thiếu oxy nặng
- Sau bơm surfactant
Thường gặp trên những bệnh nhân: ung thư vòm hầu xuất tiết nhiều, suy kiệt không khạc được, di chứng thần kinh, động kinh, bại não, yếu liệt…
III. Chuẩn bị một bộ dụng cụ hút đàm:
- Dụng cụ vô trùng:
- Ống hút đàm kích thước phù hợp
- Ống xilanh 3 ml
- Chuẩn bị một bộ hút đàm mũi miệng:
- 1 Đôi găng sạch
- 1 Ly/ chậu đựng NaCl 0.9%
- 1 Chậu kê gần miệng bệnh nhân
- 1 Khẩu trang
- Bao đựng rác lây nhiễm
- Bao đựng rác thường
- Khăn giấy hoặc gạc
- 1 Khăn sạch trải cổ
- Dung dịch rửa tay nhanh
- Dung dịch NaCl 0,9 %
- Máy hút đàm
- Dây hút đàm theo lứa tuổi
- Que đè lưỡi
- Đèn pin
- Tăm bông
- Máy hút đàm:
- Sơ sinh: - 45 mmHg đến - 60 mmHg
- Trẻ nhỏ: - 80 mmHg đến – 100 mmHg
- Trẻ lớn: - 100 mmHg đến – 120 mmHg
- Người hút đàm:
- Mang khẩu trang
- Rửa tay thường quy
- Soạn dụng cụ
- Sát trùng tay
- Mang găng sạch
- Chuẩn bị bệnh nhân:
- Đầu ngửa
- Đầu cao 45 độ C
- Kê gối dưới vai
- Quàng khăn qua cổ bệnh nhân
- Gắn máy theo dõi SpO2 trước và trong khi hút (nếu có)
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Chỉnh áp lực phù hợp, tắt máy hút
- Gắn ống hút đàm với dây nối (vẫn giữ thân ống trong bao)
- Rót nước muối vào ly
Tuổi | Kích cỡ ống hút đàm (F) |
---|---|
< 6 tháng | 6 |
6 tháng - 1 tuổi | 8 |
1-2 tuổi | 8-10 |
2-5 tuổi | 10 |
5-10 tuổi | 12 |
Từ 10 tuổi trở lên | 12-14 |
Áp lực hút đàm theo tuổi:
III. Kĩ thuật hút đàm mũi miệng:
- Mở ống hút đàm, cầm ống hút bằng tay thuận, ước lượng chiều dài cầm từ cánh mũi đến dái tai để hút đàm mũi, ước lượng chiều dài cầm từ khóe miệng đến dái tai để hút miệng.
- Mở máy hút
- Hút một ít nước muối thử áp lực và trơn ống
- Cho 1 ml nước muối vào miệng để loãng đàm, xoay ống vừa rút ống ra
- Làm mất sức hút, đưa ống hút vào đúng vị trí cần hút
- Tạo áp lực hút, vừa hút, vừa xoay, vừa hút ống ra
- Hút từng vị trí, cho đến khi sạch hết đàm, chú ý theo dõi SpO2 trước và trong khi hút
- Thời gian nghỉ giữa hai lần hút là 30 giây
- Thời gian mỗi thao tác hút khoảng 10-15 giây (1 nhịp thở của người hút)
- Hút mũi trước, hút miệng sau
*Nếu bệnh nhân nhiều đàm đặc ở vòm họng- nắp khẩu cái cứng, thì dùng que đè lưỡi, đèn pin soi họng và tăm bông lấy đàm.
IV. Xử lý sau hút đàm:
- Xử lý máy sau hút:
- Hút đàm sạch trong ống
- Rút dây hút ra
- Hút trực tiếp ống dẫn vào chậu nước muối sinh lý, thấy dây sạch đàm máu là được
- Gắn lại dây hút đàm
- Hút lại lần nữa cho dây khô
- Tắt máy
- Dùng khăn giấy lau khô sạch bên trong nắp bình đựng đàm
- Đổ đàm trong bình vào bồn cầu, tráng nước sạch, nhấn vòi xả nước ngay
- Bệnh nhân và dụng cụ khác:
- Lau khô quanh mũi miệng bệnh nhân, trả nhận bệnh nhân về tư thế tiện nghi
- Bỏ khăn giấy dơ, đầu tăm bông dơ vào thùng rác dây nhiễm
- Đổ đàm trong thau hứng trên miệng vào bồn cầu, vệ sinh bằng xà bông
V. Bảo quản máy hút đàm:
- Sau mỗi lần sử dụng, rút điện ngay
- Bảo quản nơi khô ráo
- Khi tay ướt không chạm tay vào máy
- Không tự tháo máy
VI. Tai biến hút đàm mũi miệng:
Link video tham khảo: