Xông Tỏi
Xông tỏi- thông mũi xoang, diệt khuẩn đường hô hấp, tăng miễn dịch.
Trong mùa dịch Covid kéo dài này, để phòng ngừa cảm nhiễm, tăng miễn dịch nội sinh thì Việt Nam ta không thể không nhắc đến TỎI - một gia vị truyền thống không thể thiếu trong mọi gia đình Việt Nam. Bạn cùng Mianca tìm hiểu nhé!
Tỏi – Allium sativum L., thuộc Hành – Alliaceae. Tỏi là cây thảo sống nhiều năm, cây của miền Trung châu Á, được trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở Việt Nam nổi tiếng trồng tỏi ở Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hải Hưng… Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 9-10. Tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc.
I. Thành phần hóa học:
- 0,06 – 0,1% tinh dầu chứa allyl propyl disulphide, diallyl disulphide và các hợp chất sulphur
- Alliin (0,8% tỏi loại trắng, 1 % tỏi loại đỏ), chất này bị 1 enzym là alliinaz biến đổi thành allicin, có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
- Allisatin I và Allisatin II
II. Công dụng
- Trị cảm mạo: 3-5 ngày:
- Ăn tỏi tươi, mỗi lần dùng 1-2 g khoảng 1-2 tép tỏi ta
- Nước tỏi nhỏ mũi
- Xông tỏi:
- Lấy 1 củ tỏi ta (Cỡ 2-3 tép tỏi lớn) lột sạch vỏ, rửa sạch, đâm nhuyễn bằng cối chày gỗ (chỉ đập nát, đâm, giã nhuyễn, không dùng cách khác như băm hoặc xay), tránh tiếp xúc kim loại, có thể đâm tỏi trong tô để tiện xông luôn. Sau đó để 5- 10 phút cho allicin được tạo ra đầy đủ trong tỏi
- Nấu 1 lít nước sôi đổ vào
- Xông tỏi: chỉ xông mặt, dùng Vải/ Mền/ Tấm khăn lớn vừa đủ để trùm phủ kín toàn bộ phần đầu của mình và Tô/Bình đựng tỏi xông để hơi nóng không bị thoát ra bên ngoài. Hít vào một hơi dài bằng miệng, thở ra bằng mũi. Và Hít vào một hơi dài bằng mũi, thở ra bằng miệng cho đến khi nước nguội. Lau khô mặt khi ra mồ hôi.
- Nếu đã nhiễm cảm thì 1 ngày xông 3 lần sau bữa ăn, nhẹ thì 3 ngày, nặng 5 ngày. Nếu để phòng lây nhiễm thì chỉ xông 1 lần vào buổi chiều.
- Chú ý: Ngồi nơi kín gió. Tránh tiếp xúc gió lạnh như máy lạnh, máy quạt trong vòng 1 giờ đồng hồ.
- Điều trị lỵ amíp, lỵ trực khuẩn: điều trị 5-7 ngày:
- Sắc uống: 4-6 g tỏi
- Hoặc giã 10 g tỏi, ngâm vào 100 ml nước nguội trong 9 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Đồng thời ăn mỗi ngày 6 g tỏi sống chia ngày 3 lần.
- Trị viêm ruột ăn uống không tiêu:
- Giã tỏi rịt vào rốn (cách rốn bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo)
- Đồng thời lấy tõi giã dập, bọc bông, nhét vào hậu môn
- Trị mụn nhọt, áp xe:
- Giã tỏi, trộn ít dầu mè, đắp 15-20 phút (không để lâu bị bỏng da)
- Trị giun kim, giun móc:
- Thường xuyên ăn tỏi sống
- Hoặc dùng nước tỏi 5- 10 % 100 ml thụt vào hậu môn
Ngoài ra, tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hòa các chức năng chủ yếu như các rối loạn gan và các tuyến nội tiết, thuốc chữa bệnh đái tháo đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao…
Tài liệu tham khảo: Từ điển cây thuốc Việt Nam, TS Võ Văn Chi, trang 991-992